Các thiết bị điện tử thường chạy chậm khi thời gian bạn sử dụng chúng ngày càng dài hơn. Nhiều người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội về vấn đề này. Do vậy, những cách tăng tốc sau sẽ giúp laptop văn phòng mạnh, nhanh như vừa mới mua. Khám phá những cách vô cùng hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
Tắt các phần mềm khởi động cùng Windows
Sau một thời gian sử dụng laptop có thể bạn đã cài đặt quá nhiều các phần mềm. Một trong số đó có thể rất ít khi được sử dụng. Nhưng chúng vẫn được bật lên đồng thời và khởi động cùng với Windows khiến thời gian khởi động laptop bị kéo dài. Nhiều người dùng luôn thấy khó chịu về điều này, vì nó ảnh hưởng đến thời gian làm việc của họ.
Vậy làm sao để bạn có thể giải quyết được vấn đề này. Đơn giản đó là bạn hãy tắt các phần mềm không cần thiết được thiết lập khởi động sẵn cùng với Windows. Như vậy, thời gian khởi động của máy sẽ nhanh hơn và tốc độ hoạt động cũng hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngay tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager. Sau đó Task Manager được mở ra, bạn hãy nhấn vào More details (hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + D) để mở rộng bảng chọn.
Bạn chuyển sang tab Startup và chú ý tới ba mục chính là tên của phần mềm (Name), trạng thái kích hoạt hay đã tắt (Status) và ảnh hưởng tới thời gian khởi động (Startup impact). Với những ứng dụng quan trọng mà bạn thường xuyên phải mở sau khi mới khởi động máy xong thì chúng ta không cần quan tâm tới việc sẽ tắt không cho khởi động cùng Windows. Nói cách khác, bạn không thay đổi đối với những ứng dụng, phần mềm bạn thường xuyên sử dụng.
Sau đó chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới mục Startup impact. Mục này có ba mức độ: Ảnh hưởng nhiều (High), trung bình (Medium) và thấp (Low). Với những phần mềm có mức độ ảnh hưởng nhiều mà bạn không dùng tới thường xuyên thì chúng ta hãy tắt chúng đi để máy khởi động nhanh hơn.
Sau khi thực hiện xong thì bạn sẽ thấy trên thanh trạng thái chuyển sang chữ Disabled có nghĩa là đã bị vô hiệu hóa hay chúng ta đã tắt xong phần mềm đó không cho khởi động cùng Windows.
Tăng bộ nhớ RAM ảo
Khi máy tính của bạn thiếu RAM thì sẽ chạy chậm đi một cách trông thấy. Nếu bạn không đủ chi phí để mua RAM mới nhưng vẫn mong muốn một chiếc laptop văn phòng mạnh đủ dung lượng thì bạn có thể tăng bộ nhớ RAM ảo thông qua ổ cứng.
Tại thanh Taskbar, các bạn hãy chọn biểu tượng Cortana (hoặc kính lúp) và tìm kiếm từ khóa “advanced system settings” rồi mở lên. Chọn Settings ở phần Performance.
Sau khi ở phần Performance option, các bạn chọn sang tab Advanced và chọn phần Change. Các bạn tích bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives. Sau đó chúng ta chọn sang phần Custom size.
-
Ở ô Initial size là dung lượng tối thiểu, các bạn có thể đặt thông số gấp 1.5 lần dung lượng RAM của máy hiện tại.
-
Ở ô Maximum size là dung lượng tối đa, các bạn có thể đặt thông số gấp 3 lần dung lượng RAM của máy hiện tại nhưng không nên vượt quá phần Recommended ở phía dưới
Sau khi thiết lập xong, chúng ta chọn Set để lưu lại. Rồi chúng ta nhấn OK ở phía dưới và OK thêm một lần nữa trong bảng chọn tiếp theo. Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại máy để các thay đổi vừa rồi được thiết lập nhé.
Nâng cấp ổ cứng (với ổ cứng HDD)
Ổ cứng HDD thường phù hợp với những chiếc laptop có nhu cầu đơn giản. Ví dụ như công việc văn phòng, nhập dữ liệu, thống kê con số hay đơn giản là làm việc trên word, excel, powerpoint,… Do đó, nếu sử dụng ổ cứng HDD bạn sẽ khó có được một chiếc laptop văn phòng mạnh với những nhu cầu cao hơn như thiết kế ảnh, chỉnh sửa video,…
Việc cần làm đó là lắp thêm một ổ cứng SSD cho máy. Tuy nhiên, bạn cần xem xét liệu chiếc máy của mình có đủ chỗ cho cả hai ổ cứng cùng hoạt động hay không? Công việc này bạn có thể nhờ đến các trung tâm sửa chữa laptop uy tín, chất lượng để đảm bảo hoạt động của ổ cứng và laptop của mình.
Laptop văn phòng mạnh luôn là mong ước của mọi người khi sử dụng. Tuy nhiên có những cách vô cùng đơn giản để bạn có thể tự nâng cấp chiếc laptop của mình mà không cần nhờ đến các nhân viên kỹ thuật. Chúc các bạn thành công trong việc tăng tốc chiếc laptop văn phòng của mình.